Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ "đổi nghề", kiếm tiền triệu mỗi ngày







Bất chợt một ngày đi về trên con đường Phan Đình Phùng thân thuộc bỗng cảm thấy một Hà Nội thật dịu dàng mỗi khi hè về. Độc một màu xanh mát, trong trẻo và rất nên thơ của hàng cây hùng dũng 2 bên đường. Có những cây sấu cao đến 30 mét, xum xuê và toả bóng mát. Màu xanh của chúng như trung hoà cái nắng oi ả giữa mùa hè, vương vít và đắm say. 


Sấu - Những chiếc khuy áo bé xinh của bầu trời


Sấu đầu mùa được bán ra phủ một màu xanh nõn nà, người đi đường dừng xe nếm thử quả sấu mà tưởng như trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thật thú vị. Sấu xanh chua mà không gắt như chanh, khi ăn với muối sẽ thấy chua man mát. Vị chan chát cộng với vị mặn của muối trên đầu lưỡi sẽ khiến bạn "rùng mình" một cách khoan khoái. 


Các cao thủ hái sấu cũng chính là những người am hiểu rõ nhất công dụng của thứ quả mộc mạc này. Với thứ quả nhỏ nhắn, phổ biến nhất và cũng hợp nhất, chính là món rau muống luộc sấu. Vớt ra khỏi nồi những cọng rau xanh ngắt, bà nội trợ mới bỏ vài quả sấu đã nạo vỏ vào. Đun sôi thêm chốc lát, sấu mềm bở ra là vừa. Một nửa số sấu dầm cho bát canh thanh lành, một nửa dầm vào bát nước mắm. 



Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ đổi nghề, kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 1.

Sấu ơi sấu à, cứ bé xinh như những khuy áo của bầu trời vậy đó!



"Hoặc nếu không dùng nấu canh thì chị có thể ngâm nước, muối đường lên cũng rất ngon. Chờ tầm mấy ngày nữa, sấu chính thức vào mùa chín, chị đưa về ăn sống chấm muối rất tuyệt vời" -  một người bán sấu bày cách.









Mùa này ở Hà Nội, đi đâu cũng thấy sấu!



Người Hà Nội xem sấu là một thứ đặc sản dù nó không phải "cao lương mĩ vị" gì, thậm chí cực giản đơn, nhưng mỗi khi đi xa lại có dịp để nhớ. Người Bắc vào Nam thường rất nhớ mùa sấu chín của Hà Nội. Họ nhớ dáng vẻ xanh tươi có phần xù xì bên ngoài, nhớ mùi vị chua êm ái, thanh thanh bên trong. 


Từng trái từng trái được "gom" đầy vào lòng bàn tay, tựa như những chiếc khuy áo bé xinh của bầu trời. Thơ Xuân Diệu đã từng miêu tả sự giản đơn và mộc mạc như thế của những trái sấu non: "Chót trên cành cao vót/ Mấy quả sấu con con/ Như mấy chiếc khuy lục/ Trên áo trời xanh non".



Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ đổi nghề, kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 3.

Một bên là bao tải, tay bên kia là túi bóng, khách dừng xe ở đâu, người bán chạy liền tới đó cùng "thương thảo".



Những người đàn ông đánh giày và nghề hái sấu mỗi dịp hè về


Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Những ngày đầu tháng 6, sấu không chỉ được mua bán ở những khu chợ đặc trưng mà còn được đưa ra tận vỉa hè để... tìm khách. Dọc 2 bên đường Phan Đình Phùng, Trần Phú,... những tay "sấu thủ" đại tài thu hút người đi đường bằng những lời mời chào đầy "hào hùng".



Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ đổi nghề, kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 4.

Những trái sấu bé xinh, màu xanh mát mắt.




Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ đổi nghề, kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 5.

"Đúng 1 kilogram sấu nhé, chị cho em xin 30.000 đồng"



"Sấu đê, sấu hái từ trên cây đây, 30.000 đồng/kg. Mua nhanh kẻo hết, mua nhanh kẻo hết!".


- "Thế nửa cân anh có bán không?"


- "Không ạ, tụi em bán chẵn theo cân chị ơi. Mua đi chị!".


Anh Hùng (tên nhân vật đã thay đổi) "hành nghề" bán sấu một tháng trở lại đây. Nhóm của anh gồm 3 người chia nhau người đầu đường, người giữa đường, người cuối đường để bán sấu dọc vỉa hè. Để có "nguồn hàng" dồi dào chất đầy từng bao tải, những người đàn ông thật thà cho hay, họ trèo hái sấu trực tiếp trên cây để bán. 











"Bởi thế, người ta gọi chúng tôi là "sấu thủ". Bình thường một ngày 3 anh em chia nhau hái được 1 tạ sấu, thường sẽ hái vào sáng sớm hoặc trưa chiều. Chúng tôi bán một kilogram giá 30.000 đồng, một ngày nếu bán hết thu nhập cũng ổn định" - anh Hùng tâm sự.  


Với người đàn ông quê Thanh Hoá, bán sấu là nghề tay trái, nghề chính của anh là thợ đánh giày. Nhưng mùa hè Hà Nội nắng nóng lắm, anh Hùng tạm "bỏ" cái nghiệp đánh giày để đi hái sấu. Công việc thời vụ này tuy ngắn hạn nhưng mang lại nguồn thu có thể 1 triệu đồng/ngày cho "sấu thủ", riêng những ai "dẻo miệng" lại buôn bán có duyên thì có khi lên đến 2 triệu đồng/ngày.









Dọc vỉa hè đường Phan Đình Phùng, các tay "sấu thủ" chuyên nghiệp bày những túi sấu ngồi đợi khách mua hàng.



"Trèo cây cũng nguy hiểm lắm chứ nhưng cái nghề là cái nghiệp, hè nào chúng tôi cũng bán sấu nên thành thử "nếm" đủ mọi gian lao rồi. Có những hôm không bán hết, chúng tôi mang sấu về nấu canh, ngâm nước uống". 



Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ đổi nghề, kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 8.

Một thành viên trong bộ 3 "sấu thủ" nhóm anh Hùng. Anh này dù hơi rụt rè nhưng bán hàng cũng rất có duyên.



Có chị đi xe ô tô đột ngột dừng lại khi bất giác thấy mấy anh thanh niên bán sấu. Chị bảo sẽ mua 4 cân sấu về làm quà tặng người thân trong Sài Gòn. "4 cân 100.000 đồng em nhé, bán rẻ chị mua tặng họ hàng". Anh Hùng gật đầu cái rụp, đôi tay thoăn thoắt đổ sấu "soàn soạt" từ bao tải ra túi bóng cho "bà chị". Thế là anh hoàn thành nửa chỉ tiêu của ngày, trên tay anh còn 10 cân sấu nữa cần được tiêu thụ.



Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ đổi nghề, kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 9.

Sấu xanh hơi chát của vị đầu mùa, nhưng mà người dân vẫn thích thú với thứ đặc sản giản đơn này.




Mùa sấu về trên phố phường Hà Nội: Nhóm thợ đánh giày tranh thủ đổi nghề, kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 10.

Từng khách hàng dừng xe bên đường hỏi mua sấu đầu mùa.





Popular posts from this blog

VPN Gate Client 4.27.9668 (201805030) 簡體中文版 - 不限流量免費VPN軟體 手機可用公共VPN中繼伺服器

JavaScript 入門指南 - 完成版的 Encode Software

Tình cờ gặp nhau 3 lần trên một chuyến xe, tài xế bus kết hôn với nữ hành khách vì "có duyên phận"