Jurassic World phần mới có một chi tiết cực kỳ phi logic mà có thể bạn chưa nhận ra







*Cảnh báo: Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim


Ở thời điểm hiện tại, có lẽ rất nhiều người đã xem xong phần mới nhất của loạt phim huyền thoại về khủng long là Jurassic World: Fallen Kingdom.


Về cơ bản, đây là một bộ phim xem được, có tính giải trí và hồi hộp cao dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chúng tôi buộc phải thông báo rằng bộ phim có một chi tiết cực kỳ phản logic, phi khoa học. Yên tâm, nó chẳng liên quan đến khủng long đâu, mà là về sự kiện hung hiểm nhất phim: núi lửa phun trào.



Jurassic World phần mới có một chi tiết cực kỳ phi logic mà có thể bạn chưa nhận ra - Ảnh 1.



Cụ thể thì ngay từ đầu phim là cảnh phát thanh viên thông báo về ngọn núi lửa trên đảo Isla Nublar - núi Sibo - đang chuẩn bị bùng nổ, tạo ra một thảm họa thiên nhiên ở cấp độ tuyệt chủng. Sự kiện ấy sẽ hủy diệt toàn bộ khủng long, và từ đó dẫn đến kế hoạch giải cứu khủng long.


Ngọn núi lửa trên đảo là dạng núi lửa hình nón - stratovolcano - giống như núi Phú Sĩ. Nhưng tại sao lại phi logic thì hãy để chuyên gia về núi lửa Nathan Magnall từ ĐH Lancaster (Anh) trả lời.


Lần theo các tình huống trong phim


Ở phần này khi nhóm nghiên cứu của Owen và Claire đến đảo, ngọn núi lửa đã giống như một quả bom chỉ chực chờ phát nổ. Rồi mọi chuyện bắt đầu cao trào hơn: Owen bị nhóm lính đánh thuê đánh ngất sau khi bắt được Blue, trong khi Claire thì bị nhốt trong tòa nhà gần đó.


Và để mọi chuyện trở nên kịch tính, ngọn núi lửa bắt đầu phun trào. Hỗn hợp tro bụi, khí gas, dung nham và mảnh vụn bùng lên qua từng vụ nổ (còn gọi là PDC). Các kẽ nứt xuất hiện với tốc độ cực nhanh, bẻ vụn cả kilomet đất xung quanh ngọn núi, trong khi dung nham trào ra từ khắp mọi nơi. 



Jurassic World phần mới có một chi tiết cực kỳ phi logic mà có thể bạn chưa nhận ra - Ảnh 2.

Tình huống dung nham chảy cả vào đầu khủng long



Dung nham xuất hiện, di chuyển với tốc độ cực nhanh, bọc kín cả tòa nhà nơi Claire và anh chàng kỹ sư da màu đang ở. Dung nham tràn qua cả trần nhà, rơi xuống đầu con khủng long đang chuẩn bị tấn công họ. Nó lắc mình, hất dung nham rơi xuống đất rồi lao đến.


Ở một nơi khác, nhân vật chính Owen phải bò từng bước một nhằm chạy trốn khỏi dòng dung nham đang lại gần. Một cảnh tượng cực kỳ hồi hộp, nhưng có lẽ buồn cười nhiều hơn.


Và có gì thiếu logic ở đây?


Đầu tiên, cần biết rằng dung nham là tên gọi khác của đá nóng chảy, tức là nó rất đặc. Nếu bạn rơi xuống dung nham mà không bị thiêu ra tro, thì cũng không thể thực sự chìm xuống được. 


Thế nên nếu bị dung nham chảy vào người, xương cốt chắc chắn sẽ bị nghiền nát, kể cả khi người đó có là con khủng long to vật trong phim.



Jurassic World phần mới có một chi tiết cực kỳ phi logic mà có thể bạn chưa nhận ra - Ảnh 3.



Bạn cũng không thể hất dung nham xuống được. Với nhiệt độ lên tới cả ngàn độ C thì ngay ở thời điểm chạm vào, da thịt bạn đã tan chảy, bị thiêu đốt đến tận xương. Là khủng long thì cũng chẳng khác gì đâu. 


Thứ 2, một điểm kỳ lạ khác chính là cách núi lửa ở đây hoạt động. "Trình tự phun trào ở đây khá bất thường, nếu không muốn nói là kỳ cục" - Magnall chia sẻ.


Theo Magnall, đúng là dòng dung nham có thể xuất hiện cùng với những vụ nổ, nhưng quy mô của 2 sự việc không thể cùng lúc đạt đến mức ấy. Sự kiện trong phim giống như sự kết hợp giữa núi lửa Kilauea tại Hawaii với dòng dung nham, cùng núi Fuego với các vụ nổ PDC. Nhưng bạn sẽ không bao giờ có được cả 2 với quy mô lớn cùng một lúc cả. 


Các vết nứt cũng có thể xuất hiện rất nhanh, nhưng cũng không thể nhanh như phim. Bởi vì nếu nứt dễ như thế thì bể dung nham đã bục ra bên sườn núi rồi, giống như trường hợp núi St. Helens vào năm 1980.


"Dung nham trong phim cũng có vấn đề" - Magnall chia sẻ thêm. Dựa trên màu sắc và ánh sáng, dòng dung nham trong phim dường như cùng loại với núi Kilauea, tức là loại magma có mật độ silica thấp. 


Dung nham loại này ở Kilauea chỉ có thể di chuyển được khoảng 18,2m/h, và đó đã là vận tốc trên trung bình. Vậy mà, dung nham trong phim chảy nhanh đến kinh ngạc.


Dung nham chảy ở núi Kilauea


Để có thể chảy nhanh, mật độ silica trong dung nham phải ở mức độ cực kỳ thấp. Nhưng mật độ silica lại quyết định độ nhớt của dung nham. Độ nhớt thấp, dung nham không thể giữ được khí bên trong, nghĩa là bể dung nham của ngọn núi luôn để khí thoát ra một cách dễ dàng, và không thể gây nổ được.


Cũng theo Magnall, cách ngọn núi nổ cũng không hề đúng. Thay vì xảy ra một vụ nổ lớn trên đỉnh, thì các vụ nổ của núi Sibo lại rải rác trên đường xuống thung lũng, để dung nham bùng nổ với tần suất từng phút.


"Nhiều vụ nổ thì không sao, nhưng một loạt vụ nổ cùng lúc tại các khu vực quanh đỉnh núi thì không đúng" - Magnall cho biết.


Cuối cùng, chuyện gì đến cũng phải đến! Ngọn núi bùng nổ mạnh, tạo ra một đám mây tro bụi khổng lồ. Vậy mà bằng cách nào đó, Owen, Claire và lũ khủng long vẫn chạy kịp và nhảy được xuống biển. Nhưng với Magnall, đó là chi tiết phi lí bậc nhất.


Đám mây bụi ấy không phải bụi thường. Nó có nhiệt độ lớn, chứa rất nhiều độc tố từ lưu huỳnh. Đáng ra não bộ của các nhân vật chính đã bị luộc chín, trương nở đến mức vỡ tung sọ rồi cơ.


Nhưng dù sao thì phim không thể tránh khỏi những tình tiết hư cấu cho thật hấp dẫn. Chỉ cần bạn tin nó ở mức độ vừa đủ, đừng cho rằng phim là thực mà thực là phim là được.


Tham khảo: IFL Science



Popular posts from this blog

VPN Gate Client 4.27.9668 (201805030) 簡體中文版 - 不限流量免費VPN軟體 手機可用公共VPN中繼伺服器

Người dân Iran đổ ra đường ăn mừng nhờ bàn phản lưới nghiệt ngã của đối thủ

"Thiên thần lai" MOMOLAND khiến fan phát sốt vì màu tóc mới quá nổi trong ảnh nhá hàng